Kế hoạch triển khai thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Ngày 21/4/2022, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện "Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022-2025" trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với mục tiêu là:

- Phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân, đảm bảo kết hp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển mới doanh nghiệp mỗi năm đạt 500 doanh nghiệp, phấn đấu đấu đến năm 2025 có khoảng 2.000 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững trên mọi lĩnh vực, ngành, nghề kinh tế.

- Huy động nguồn lực xã hội, từng bước phát triển hệ sinh thái hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh bền vững, đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người thu nhập thấp, người yếu thế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng.

* Đến năm 2025:  

a) Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp khu vực tư nhân v vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kinh doanh bền vững.

b) Hàng năm tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhu cầu hỗ trợ, tư vấn, quản lý về kinh doanh bền vững.

c) Hỗ trợ phát triển tối thiểu 03 công cụ, giải pháp đo lường, đánh giá, công nhận các doanh nghiệp kinh doanh bền vững; qua đó, hỗ trợ khoảng 500 doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững; góp phần phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương.

d) Hình thành cơ sở dữ liệu và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

đ) Xây dựng các mô hình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vng thành công điển hình đ lan tỏa, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển bền vững.

e) Thu hút các nguồn lực hợp pháp, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp để triển khai các sáng kiến hướng tới kinh doanh bền vững.

Để triển khai thực hiện các mục tiêu trên, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

1. Thông tin, tuyên truyền và phát triển hệ sinh thái hỗ trợ kinh doanh bền vững

a) Xây dựng tài liệu, t chức ph biến thông tin, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững.

b) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

c) Triển khai quảng bá trên các kênh truyền thông của tỉnh để ph biến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về phong trào kinh doanh bền vững; xây dựng các phóng sự v mô hình điểm, hiệu quả về cải tiến năng suất, chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bền vững trên địa bàn tỉnh.

d) Tổ chức tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đạt hiệu quả chất lượng; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động của giải thưởng chất lượng quốc gia, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao,...

đ) Xây dựng, phát triển nền tảng thông tin để hình thành cơ sở thông tin dữ liệu về doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

e) Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức thúc đẩy phát trin kinh doanh bền vững nghiên cứu, phát triển và áp dụng các giải pháp, công cụ nhằm đo lường, đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

g) Khuyến khích các tổ chức tài chính, tín dụng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho kinh doanh bn vững; phát triển nền tảng thông tin kết nối khách hàng doanh nghiệp kinh doanh bền vững với các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư.

h) Hỗ trợ tư vấn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

2. Đào tạo, tập huấn về kinh doanh bền vững

a) T chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, quản lý về kinh doanh bền vững.

b) T chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và thực tiễn tốt về các mô hình kinh doanh bền vững; các giải pháp, công cụ đo lường; đánh giá và công nhận doanh nghiệp kinh doanh bền vững; kết nối doanh nghiệp thực hiện kinh doanh bền vững với các t chức tín dụng, nhà đầu tư; kết nối các t chức, chuyên gia, doanh nghiệp thành công điển hình trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.

3. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp

a) Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyn ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững theo quy luật tự nhiên, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.

b) Tranh thủ các nguồn lực, chương trình của các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả, kinh doanh bền vững của doanh nghiệp trên mọi ngành, mọi lĩnh vực hoạt động.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo khả thi và hiệu quả; đồng thời, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Nghiên cứu, đề xuất ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm khuyến khích, h trợ các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững theo quy luật tự nhiên, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

 

Xem cụ thể nội dung Kế hoạch.

 

Tin khác
1 2 3 4 5 

 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 10
  • Trong tuần: 1 022
  • Tất cả: 2493462