Triển khai thực hiện biện pháp phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài nhà nước

Thực hiện Công văn số 550/UBND-NC ngày 15/02/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện biện pháp phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là PCTN) năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69/KHUBND ngày 29/8/2019 về việc triển khai thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 18/9/2019 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021” và năm 2022, đã triển khai đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước để thực hiện. Trên cơ sở đó, các ngành có liên quan đã tổ chức triển khai, quán triệt và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; bước đầu đã thực hiện cơ bản việc áp dụng các quy định về phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.

Để khắc phục những hạn chế và tiếp tục thực hiện tốt công tác PCTN khu vực ngoài Nhà nước theo Công văn số 550/UBND-NC ngày 15/02/2023 của UBND tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện biện pháp phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước như sau:

1. Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Qua đó, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, hành động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; từng bước đưa công tác phòng ngừa tham nhũng khu vực ngoài nhà nước có hiệu quả, góp phần đấu tranh trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hệ thống chính trị của tỉnh.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng: các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, tổ chức thực hiện đúng theo quy định pháp luật PCTN; khuyến khích doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động, thành viên, hội viên của mình, tổ chức, động viên, khuyến khích thành viên, hội viên xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng; giám sát việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng của thành viên, hội viên, tích cực tham gia vào việc hoàn thiện chính sách, pháp luật; ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.

3. Tăng cường thực hiện biện pháp PCTN trong khu vực ngoài nhà nước đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và tổ chức xã hội do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện phải đảm bảo các nội dung:

   3.1. Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước: căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch trong doanh nghiệp, tổ chức mình.

   3.2. Thực hiện tốt việc kiểm soát xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích.

   3.3. Tăng cường công tác trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước khi để xảy ra tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức do mình quản lý: căn cứ vào quy định của pháp luật PCTN và pháp luật khác có liên quan, trên cơ sở phù hợp với đặc thù trong tổ chức, hoạt động của mình, quy định về chế độ trách nhiệm của người đứng đầu.

4. Tăng cường công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng: các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình; cơ quan thanh tra khi tiến hành hoạt động thanh tra nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm phản ánh, tố cáo, báo cáo theo quy định của Luật PCTN.

5. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh quan tâm, hỗ trợ, phối hợp triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi Hiệp hội Doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước chi nhà tỉnh Trà Vinh được biết để triển khai, thực hiện./.

Xem chi tiết Công văn số 309/SKHĐT-TTr ngày 28/02/2023


 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 31
  • Trong tuần: 1 075
  • Tất cả: 2493130