2. Đề tài: Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến tế bào cổ tử cung bất thường ở phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 65 tuổi tại Trà Vinh. ​
Lượt xem: 5294

Đinh Văn Túy

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khcn

• Tổ chức chủ trì nhiệm vụ, cơ quan cấp trên của tổ chức chủ trì nhiệm vụ:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh.

- Địa chỉ: 36 Tô Thị Huỳnh, P1, TPTV

- Điện thoại:         0294. 3862049,   Fax: 0294.3862319                                                                 

- Website: www.sofri.org.vn

• Họ tên chủ nhiệm nhiệm vụ và người tham gia chính:

- Họ và tên: TS. Cao Mỹ Phượng

- Học hàm, học vị: Tiến sỹ    

- Chức vụ:  Giám đốc Sở Y tế Trà Vinh                                                                                        

- Địa chỉ: 36 Tô Thị Huỳnh, P1, TPTV

- Điện thoại: 0294.3862049, 0918872612, Fax: 0294.3862319                                                                                                                                                                                                                                                    

- E-mail: caomyphuong2014@yahoo.com

• Cá nhân tham gia:

1. TS.BS. Cao Mỹ Phượng

6. BS. Sơn Thị Sawane

2. BS.CKI. Nguyễn Thị Thu Thủy

7. CN. Tiêu Thị Hạnh

3. BS.CKI. Sơn Thị Học

8. NHS. Nguyễn Thị Nhuần

4. CN. Lê Thị Phấn

9. CN. Nguyễn Thi Khuyên

5. BS.CKII. Đoàn Thị Nguyền

10. BS.CKII. Nguyễn Hoàng Linh

• Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu chính của nhiệm vụ:

* Mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 25 đến 65 tuổi tại tỉnh Trà Vinh.

2. Xác định các yếu tố liên quan của phụ nữ tham gia nghiên cứu với kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường.     

* Nội dung và phương pháp nghiên cứu:

+ Nội dung:

Nội dung 1: Đặc điểm chung của đối tương nghiên cứu; Đặc điểm về dân số học; Đặc điểm về tình trạng sản phụ khoa; Tiền căn có liên quan với chất độc hại

Nội dung 2: Kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng của phụ nữ tham gia nghiên cứu: Kết quả khám lâm sàng; Kết quả cận lâm sàng phết tế bào cổ tử cung; Kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường.

Nội dung 3: Tỷ lệ tế bào học cổ tử cung bất thường của mẫu nghiên cứu.

Nội dung 4: Một số yếu tố liên quan đến phụ nữ có tế bào học cổ tử cung bất thường: Mối liên quan giữa tuổi với phụ nữ có tế bào học cổ tử cung bất thường;

Mối liên quan giữa địa chỉ với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa dân tộc với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa nghề nghiệp với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa trình độ học vấn với  tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa kinh tế gia đình với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa chu kỳ kinh nguyệt với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa số ngày kinh với  tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa số lần mang thai với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa số lần đẻ với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa số lần sẩy/nạo hút thai với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa tiền căn viêm ÂĐ – CTC với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa tiền sử khám phụ khoa định kỳ với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa phụ nữ mãn kinh với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa thời gian mãn kinh với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa uống thuốc ngừa thai với tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa phụ nữ tiếp xúc khói thuốc lá với phụ nữ có tế bào CTC bất thường; Mối liên quan giữa khám lâm sàng viêm ÂĐ-CTC với phụ nữ có tế bào CTC bất thường.

* Phương pháp nghiên cứu:

1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

+ Cỡ mẫu: Tổng số mẫu trong nghiên cứu được đề nghị là 1.370 đối tượng.

+ Cách chọn mẫu: Chọn mẫu cụm theo kích cỡ dân số (PPS)

Chiến lược chọn mẫu cho nghiên cứu là chọn 30 cụm ngẫu nhiên theo PPS.

2. Phương pháp thu thập và quản lý số liệu

- Cách thu thập:

+ Việc thu thập số liệu trong cộng đồng đòi hỏi phải có cộng tác viên và sự hỗ trợ của các cấp ban ngành, đoàn thể của địa phương để việc tiến hành nghiên cứu thuận lợi.

+ Nhân sự gồm: 03 Bác sỹ, 02 Cử nhân nữ hộ sinh, 01 nữ hộ sinh, 30 cộng tác viên dân số, nữ hộ sinh của 30 trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám đa khoa khu vực, với sự hỗ trợ của Ủy ban nhân dân xã và phụ nữ xã.

+ Địa điểm khám tại các xã, phường, thị trấn

+ Điều tra phỏng vấn 1.370 phụ nữ đã có quan hệ tình dục trong độ tuổi từ 25 - 65 tại 30 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

+ Thực hiện khám lâm sàng xác định các tổn thương CTC ghi vào phiếu khám lâm sàng (phụ lục 2) và lấy mẫu bệnh phẩm của 1.370 phụ nữ vừa được phỏng vấn.

+ Xét nghiệm tế bào học CTC và đọc kết quả, ghi vào (phụ lục 3) với 1.370 mẫu bệnh phẩm vừa lấy tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Trà Vinh.

+ Kiểm định lại kết quả tại tuyến trên khi có phết tế bào CTC bất thường hoặc nghi ngờ.

+ Mẫu được xử lý phân tích mẫu tại phòng xét nghiệm Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Trà Vinh, nhân lực gồm 1 kỹ thuật viên xét nghiệm và 2 cán bộ được đào tạo qua lớp tế bào CTC tại Bệnh viện Từ Dũ

- Xử lý mất mẫu: Phân công cán bộ quản lý và thường xuyên kiểm tra số lượng mẫu trước khi kết thúc một cuộc phỏng vấn, kết thúc ngày khám. Nếu mất mẫu chúng tôi rà soát danh sách khám và thông báo mời BN đến TYT để khám lấy mẫu lại.

3. Kỹ thuật phết tế bào CTC:

+ Vị trí lấy bệnh phẩm: Phết tế bào CTC được làm với que gỗ dẹp (que Ayre). Trên mỗi làm ghi họ tên bệnh nhân, tuổi, ghi CTC ngoài và CTC trong.

+ Đặt mỏ vịt không được thấm dầu bôi trơn.

+ Lấy mẫu cổ ngoài: Đặt đầu ngắn của que gỗ Ayre tựa lên cổ ngoài CTC chuyển tiếp vòng tiếp giáp biểu mô lát - trụ, xoay 3600, phết mặt que cùng bên với chiều xoay lên lam theo đường thẳng dọc một chiều của lam.

+ Lấy mẫu cổ trong: Dùng đầu dài que Ayre đưa vào kênh CTC, tựa vào thành và xoay 3600, sau đó phết lên lam tương tự như cổ ngoài.

+ Cố định mẫu bằng dung dịch cồn 950

+ Ghi đầy đủ thông tin cần thiết vào phiếu, trước khi gửi đọc kết quả.

+ Nếu mẫu có tế bào CTC bất thường hoặc nghi ngờ bất thường thì gửi lên Bệnh viện tuyến trên kiểm định.

+ Những người trực tiếp khám: Để đảm bảo tính đồng nhất đánh giá xét nghiệm chỉ có 02 bác sỹ tham gia khám và lấy mẫu.

+ Mỗi tuần khám phụ khoa và lấy mẫu phết tế bào CTC. Sau đó đóng gói kỷ gởi về phòng xét nghiệm bệnh viện Từ Dũ xử lý theo phương pháp nhuộm Papanicolaou, đọc và phân tích kết quả theo hệ thống Bethesda, các bác sỹ khoa xét nghiệm sẽ trực tiếp đọc toàn bộ kết quả. Những tiêu bản phết tế bào không đạt yêu cầu thì bị loại ra khỏi nghiên cứu.

4. Xử lý các tế bào CTC bất thường:

+ Những bệnh nhân khám lâm sàng CTC bình thường và có kết quả phết tế bào CTC trong giới hạn bình thường thì không soi CTC và không nạo kênh CTC.

+ Những bệnh nhân khám lâm sàng CTC tổn thương và kết quả phết tế bào CTC trong giới hạn bình thường thì được mời lên Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) tỉnh soi CTC, nếu soi không thấy có tổn thương thì không nạo kênh CTC và không bấm sinh thiết CTC. Nếu soi CTC thấy có tổn thương thì tư vấn bệnh nhân lên bệnh viện Từ Dũ khám, nạo kênh và bấm sinh thiết CTC để làm xét nghiệm bệnh phẩm tiếp.

+ Những bệnh phẩm có kết quả phết tế bào CTC bất thường thì sẽ được tư vấn lên bệnh viện Từ Dũ để được soi CTC và nạo kênh CTC, nếu soi CTC thấy có tổn thương sẽ bấm sinh thiết CTC, nếu soi CTC không thấy có tổn thương thì không bấm sinh thiết CTC.

+ Tất cả bệnh nhân có phết tế bào CTC bất thường được hẹn tái khám để soi CTC, nạo kênh hay bấm sinh thiết, nếu có kết quả giải phẫu bệnh lý bất thường đều được giới thiệu lên tuyến trên để điều trị tiếp, còn các trường hợp khác sẽ tiếp tục được theo dõi và xử trí theo phác đồ.

5. Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Tập huấn và định chuẩn trong thời gian 1 ngày, gồm 37 người, chọn ra 2 Bs khám, 2 người ghi chép, 2 người phỏng vấn, 1 người quản lý, kiểm tra phiếu điều tra và 30 người của 30 Trạm Y tế tiếp nhận đối tượng nghiên cứu.

 - Thu thập số liệu bằng việc sử dụng một bảng câu hỏi phỏng vấn từng người (phụ lục 1).

+ Phỏng vấn đối tượng nghiên cứu để thu thập các thông tin về đặc trưng cá nhân (tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, hôn nhân, kinh tế gia đình, tiền sử sản-phụ khoa và tiền sử liên quan đến).

+ Khám phụ khoa lấy mẫu nghiên cứu

• Kết quả thực hiện:

- Qua thời gian nghiên cứu đề tài 20 tháng từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019 trên 1.370 phụ nữ tuổi từ 25 đến 65 tuổi tại cộng đồng trong tỉnh Trà Vinh, số liệu nghiên  cứu cho thấy:

1. Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bất thường ở phụ nữ từ 25 - 65 tuổi tại Trà Vinh là 0,95% (13/1.370).

Trong đó:

- Tế bào gai không điển hình (ASC-US) chiếm0,51%.

- Tổn thương trong biểu mô gai grade thấp (LSIL) chiếm 0,37%,

- Tổn thương trong biểu mô gai grade cao (HSIL) chiếm 0,07%.

2. Các yếu tố liên quan của phụ nữ tham gia nghiên cứu với kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường: Có mối liên quan giữa tiền sử có sẩy thai/nạo hút thai từ 1 lần và có sẩy thai/nạo hút thai từ 2 lần trở lên, không khám phụ khoa định kỳ, tiền căn viêm âm đạo - cổ tử cung, mãn kinh, thời gian mãn kinh và kết quả phết tế bào âm đạo bất thường:

- Phụ nữ có sẩy thai/nạo hút thai 1 lần kết quả phết tế bào cổ tử cung cao gấp 4,46 lần so với không sẩy thai/nạo hút thai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kế với p< 0,05.

- Phụ nữ có sẩy thai/nạo hút thai > 2 lần kết quả phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 5,30 lần so với phụ nữ không sẩy thai/nạo hút thai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

- Phụ nữ không khám phụ khoa định kỳ có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,26 lần so với phụ nữ có khám phụ khoa định kỳ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05.

- Trong nghiên cứu, tỷ lệ của đối tượng có tiền căn viêm âm đạo-cổ tử cung là 53,85% trên tổng bất thường. Do đó nhóm nghiên cứu tìm mối liên quan giữa tiền căn viêm âm đạo - cổ tử cung với đối tượng không có bệnh. Kết quả phụ nữ có tiền căn viêm âm đạo - cổ tử cung thì nguy cơ có phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,03 lần không có bệnh với p< 0,05.

- Phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,49 lần so với phụ nữ chưa mãn kinh với p<0,05.

- Thời gian mãn kinh của phụ nữ từ 3 đến dưới 5 năm có tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 6,65 lần so với phụ nữ mãn kinh từ 1 đến dưới 3 năm và từ 5 năm trở lên, với p< 0,05.

- Phụ nữ có kết quả khám viêm âm đạo -cổ tử cung thì nguy cơ có phết tế bào cổ tử cung bất thường cao gấp 3,625 lần so với không có bệnh, với p<0,05.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ: 02 quyển, 02 bản điện tử;

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ: 02 quyển, 02 bản điện tử;

- Báo cáo thống kê, bài báo,…

Lĩnh vực: Khoa học Y dược (Đề tài khoa học).

Cấp quản lý nhiệm vụ: Cấp tỉnh

• Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc nhiệm vụ: Từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019 (20 tháng).

• Mã số Giấy chứng nhận nhiệm vụ: Số đăng ký: 02/KQNC-SKHCN ngày 14/01/2020, lưu tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

Quyết định thành lập Hội đồng: Hội đồng đánh giá nghiệm thu chính thức được thành lập theo Quyết định số 178/QĐ-SKHCN ngày 09/10/2019 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh.

Thời gian họp Hội đồng: Họp nghiệm thu chính thức ngày 16/10/2019 tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh – 38 Nguyễn Thái Học, phường 1, tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.

• Kinh phí thực hiện: Tổng số kinh phí thực hiện: 384.043 triệu đồng.

- Trong đó:

+ Kinh phí từ ngân sách Nhà nước: 384.043 triệu đồng;

+ Kinh phí khác: 0 triệu đồng.

* Kết quả đánh giá xếp loại chung của nhiệm vụ: Đạt yêu cầu.


Thống kê truy cập
  • Đang online: 25
  • Hôm nay: 1577
  • Trong tuần: 19 617
  • Tất cả: 4389203