Chào mừng Quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Trà Vinh! - Trang thông tin điện tử đang trong quá trình xây dựng và cập nhật thông tin, rất mong nhận được sự góp ý và quan tâm của Quý bạn đọc!
Trà Vinh: Tiếp tục tăng cường thực hiện quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở
Lượt xem: 331
Để tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đồng thời hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các Tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả và đúng quy định pháp luật. Ngày 19/3/2020, Sở Tư pháp ban hành Công văn số 481/STP-VBPB&TDTHPL gửi các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương) hướng dẫn tiếp tục tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sở Tư pháp – Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh kiểm tra công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại thị xã Duyên Hải, thành phố Trà Vinh năm 2019

Để tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở; đồng thời hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành đến các Tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động ngày càng đi vào nền nếp, thực chất, hiệu quả và đúng quy định pháp luật. Ngày 19/3/2020, Sở Tư pháp ban hành Công văn số 481/STP-VBPB&TDTHPL gửi các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh có liên quan, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị, địa phương) hướng dẫn tiếp tục tăng cường thực hiện Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014, theo đó công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có nhiều chuyển biến tích cực, các Tổ hòa giải ở cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn hằng năm, số lượng, thành phần tham gia được nâng lên ; đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở từ đó thường xuyên được củng cố, kiện toàn đáp ứng tiêu chuẩn quy định của Luật ; các chế độ chính sách chi cho hoạt động hòa giải ở cơ sở được tỉnh thể chế kịp thời, đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Trung ương, cụ thể là Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 09/01/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh như: Chi thù lao cho hòa giải viên ở cơ sở trực tiếp tham gia các vụ việc hòa giải, chi hỗ trợ mua văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu, nước uống phục vụ các cuộc họp của Tổ hòa giải và khen thưởng cho cá nhận, tập thể có thành tích xuất sắc về hòa giải ở cơ sở ... góp phần tạo động lực thúc đẩy các Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở tích cực đầu tư, đóng góp cho hoạt động hòa giải ở cơ cơ sở .     
Ngày 23/6/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về việc chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác hòa giải ở cơ sở đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt hơn, quan tâm hỗ trợ và tạo điệu kiện thuận lợi giúp các Tổ hòa giải ở cơ sở hoạt động đi vào nề nếp, các vụ việc tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột ở cơ sở đã được giải quyết ngay tại cơ sở, tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, hạn chế phát sinh tội phạm, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. 
Theo số liệu báo cáo hằng năm của các huyện, thị xã, thành phố, Sở Tư pháp đã tổng hợp tổng số vụ, việc trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận đưa ra hòa giải cho thấy tỷ lệ hòa giải thành trên địa bàn tỉnh từng bước nâng cao về số lượng và chất lượng . 
Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động các Tổ hòa giải qua kiểm tra của Sở Tư pháp tại một số xã cho thấy một số nơi vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định, nhất là việc áp dụng Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đảm bảo quy trình, quy định và áp dụng các chế độ chính sách cho hoạt động các Tổ hòa giải ở cơ sở từng lúc chưa kịp thời, đầy đủ theo quy định như: Công tác phối hợp giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, khóm, Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở trong việc thực hiện trình tự, thủ tục thành lập, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải; thực hiện trình tự, thủ tục quyết định công nhận hòa giải viên và cho thôi làm hòa giải viên; thực hiện chế độ hỗ trợ và chi thù lao cho hòa giải viên, chế độ khen thưởng hòa giải viên chưa được quan tâm đúng mức, chi và quyết toán chế độ thù lao cho hòa giải viên chưa kịp thời....Công tác phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ, tập huấn, bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác hòa giải ở cơ sở của các sở, ngành tỉnh có liên quan và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh thực hiện chưa thường xuyên, liên tục theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành và theo Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Quy chế phối trong việc quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh).
Do đó, để khắc phục những hạn chế, tồn tại đã nêu, các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm phối hợp Sở Tư pháp tiếp tục tăng thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác hòa giải ở sở sở nhằm thực hiện đúng quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, trọng tậm gồm các nội dung sau:
Một là, tiếp tục phối hợp thực hiện tốt các nội dung theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động biên soạn hoặc phối hợp Sở Tư pháp biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở và tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật có liên quan cho hòa giải viên ở cơ sở để cấp phát hỗ trợ các Tổ hòa giải và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở (trong đó cần có sự chỉ đạo của các ngành theo hệ thống dọc có thể tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, hội viên, đoàn viên là hòa giải viên ở cơ sở theo trách nhiệm và phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho hòa giải viên). 
Phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là xây dựng dự toán kinh phí và phân bổ kinh phí hỗ trợ cho hoạt động hòa giải; việc thực hiện quy trình, quy định về thành lập, kiện toàn Tổ hòa giải và quyết định công nhận, cho thôi làm hòa giải viên ở cơ sở; tình hình hoạt động của các Tổ hòa giải và hòa giải viên theo quy định Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai là, về trách nhiệm thực hiện. Sở Tư pháp phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Nhân bản và phát hành Bộ tài liệu dành cho tập huấn viên hòa giải ở cơ sở cấp tỉnh và cấp huyện (Tài liệu do Bộ Tư pháp cung cấp).
Xây dựng Kế hoạch và phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải dự kiến mở 12 lớp, cho hơn 2.500 hòa giải viên ở cơ sở trong năm 2020.
Chủ trì xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo Quy chế phối hợp và các kế hoạch phối hợp đã ký kết thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở để thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát công tác hòa giải ở cơ sở, PBGDPL và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 (dự kiến tổ chức kiểm tra đầu quý III/2020). 
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp tục phối hợp Sở Tư pháp tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở và giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở (Điều 30 Luật Hòa giải ở cơ sở). Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã tham gia thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, nhất là phối hợp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc xây dựng dự toán kinh phí và hỗ trợ kinh phí hoạt động hòa giải, thành lập, kiện toàn Tổ hòa giải và công nhận Tổ trưởng Tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện, công chức Văn hóa - Xã hội cấp xã chủ trì, phối hợp với Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch tham mưu giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp triển khai thực hiện nhiệm vụ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước theo quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg Ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với Sở Tư pháp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan, tổ chức liên quan kiểm tra, kiến nghị việc xử lý hương ước, quy ước vi phạm do có nội dung trái pháp luật, xâm phạm các quyền con người, quyền công dân. 
Ban Dân tộc tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Dân tộc cấp huyện phối hợp Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động các vị chức sắc tôn giáo (nhất là các sư chùa Phật giáo Nam tông khmer) và người có uy tín trong cộng đồng (nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số) am hiểu kiến thức pháp luật để tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hòa giải ở cơ sở.
Các tổ chức chính trị  - xã hội tỉnh theo kế hoạch, chương trình đã ký phối hợp với Sở Tư pháp cả giai đoạn và hằng năm về thực hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống dọc đến cấp huyện, cấp xã phối hợp Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thực hiện các hoạt động hòa giải ở cơ sở. Giới thiệu người của tổ chức mình (như Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh) có kinh nghiệm, uy tín, hiểu biết pháp luật, tiếp cận sâu các phong tục, tập quán tốt đẹp tại địa phương để tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở góp phần xây dựng lực lượng hòa giải viên nâng cao về số lượng, chất lượng. 
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục chủ trì, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành theo trách nhiệm và phạm vi quản lý; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn các Tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên ở cơ sở đúng quy trình, quy định Luật Hòa giải và các văn bản hướng dẫn thi hành. 
Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp kiểm tra, sơ kết, tổng kết và khen thưởng về hòa giải ở cơ sở đối với tập thể và cá nhân có thành tích trong hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định Luật Hòa giải ở cơ sở, pháp luật về thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp các phòng, ban, ngành huyện, thị xã, thành phố có liên quan biên soạn, hỗ trợ tài liệu về hòa giải; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên. 
Căn cứ tình hình khả năng kinh phí hằng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn phòng, ban chuyên môn tổ chức cuộc thi hòa giải viên giỏi cấp huyện nhằm tạo điều kiện cho các hòa giải viên ở cơ sở giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở.
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, các nhiệm vụ được phân công thực hiện theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh sử dụng trong dự toán kinh phí ngân sách nhà nước phân bổ hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương. 
Ba là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối năm. Các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo kết quả thực hiện hiện nhiệm vụ theo Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh định kỳ hàng quý, 6 tháng và cuối năm gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.

Nguồn: Tin, ảnh: Thuận Phát

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Lâm Sáng Tươi - Giám đốc Sở Tư pháp - Trưởng Ban Biên tập
Cơ quan trường trực: Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ: Số 4, đường Lê Thánh Tôn, P2, TPTV, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3866409   Email: pbgdpltravinh@travinh.gov.vn

Thống kê truy cập
  • Đang online:
  • Hôm nay:
  • Trong tuần: 294
  • Tất cả: 450865