Chào mừng Quý bạn đọc đến với Trang thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Trà Vinh! - Trang thông tin điện tử đang trong quá trình xây dựng và cập nhật thông tin, rất mong nhận được sự góp ý và quan tâm của Quý bạn đọc!
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
Lượt xem: 1904
     Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc các cấp, sự đồng lòng, nổ lực, quyết tâm của đội ngũ, lực lượng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở và xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã , từ đó kết quả của công tác này chuyển biến khả quan, đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt được mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cụ thể: vụ việc hòa giải thành đạt từ 70% trở lên (trong 06 tháng đầu năm 2022 bình quân đạt 75,84% vụ việc hòa giải thành trên địa bàn tỉnh, có địa phương đạt trên 95%); các xã đạt chuẩn nông thôn mới đều đạt tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, ổn định trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được hoạt động hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như: Một số nơi việc kiện toàn, bổ sung, củng cố các Tổ hòa giải ở cơ sở chưa được chú trọng, còn chậm nhất là sau khi bầu lại Trưởng ban nhân dân ấp, khóm; hoạt động hòa giải chưa đồng đều, một số nơi còn mang tính hình thức, chưa có cách làm hay, mô hình hòa giải hiệu quả điển hình, nhân rộng; năng lực của hòa giải viên một số nơi nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu tính chủ động, tích cực, ngại va chạm ... làm ảnh hưởng đến kết quả hòa giải ở địa phương. Việc triển khai, tổ chức thực hiện cấp xã chuẩn tiếp cận nhất là đối với những quy định mới chưa tập trung, quyết liệt, còn mang tính hình thức; lúng túng trong phân công cán bộ, công chức phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu; việc cập nhật, lưu trữ hồ sơ, tài liệu chứng minh chưa đầy đủ theo yêu cầu; hoạt động của Hội đồng đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật một số nơi chưa thật sự sâu sát và khách quan. 
 
      Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trên là: 
      Thứ nhất, Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức; việc huy động nguồn lực cho công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật chưa đảm bảo yêu cầu thực tiễn nhất là về con người và kinh phí; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác này kiêm nhiệm nhiều việc.
      Thứ hai, Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ làm công tác này còn hạn chế.
      Thứ ba, Chưa tổ chức họp định kỳ các tổ hòa giải ở cơ sở, Tổ - Ban chỉ đạo xây dựng chuẩn tiếp cận pháp luật để sinh hoạt, trao đổi, rút kinh nghiệm trong hoạt động hòa giải, chuẩn tiếp cận pháp luật cho hòa giải viên và đội ngũ công tác chuẩn tiếp cận pháp luật.
      Thứ tư, Việc kiểm tra, theo dõi uốn nắn, nhắc nhở khắc phục những hạn chế, thiếu sót chưa được chú trọng thực hiện thường xuyên.
 
 
 Ông Nguyễn Thanh Hà, Trưởng phòng Văn bản, Phổ biến và Theo dõi thi hành pháp luật phát biểu trao đổi công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại Hội nghị sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022

      Để công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới chuyển biến tích cực đạt chất lượng, hiệu quả cao, hơn thực sự đi vào cuộc sống, cần có những giải pháp thực hiện cụ thể như sau:
      Một là, Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền. Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền thì ở đó các mặt hoạt động thực hiện nhiệm vụ nói chung, công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng có nhiều thuận lợi, đạt hiệu quả cao.
       Nghiên cứu đề xuất thành lập Ban chỉ đạo hay Tổ theo dõi công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật để định kỳ họp đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động nhằm kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương được sâu sát, hiệu quả hơn.
      Hai là, Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị địa phương và mọi tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật.
      Ba là, Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, đặc biệt là vai trò nòng cốt, đầu mối của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã phải thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình, hoạt động để chủ động, linh hoạt tham mưu, đề xuất với lãnh đạo chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, sát thực tiễn, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ, đảm bảo đúng quy định pháp luật, đồng thời nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật có liên quan chồng chéo, bất cập không còn phù hợp thực tiễn, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật để công tác này hoạt động thuận lợi, mang lại hiệu quả thiết thực hơn.
      Bốn là, Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở địa phương trong việc phối hợp thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, trong đó phối hợp tuyên truyền phổ biến, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật; củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải, hòa giải viên, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; lấy ý kiến đánh giá, xác nhận mô hình hiệu quả (đạt 80% trở lên theo hướng dẫn tại Thông tư số 09/2021/TT-BTP).
      Năm là, Đẩy mạnh lồng ghép việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật với các phong trào như: “Dân vận khéo; toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh; nông thôn mới; quy chế dân chủ ở cơ sở ...”. Tập trung xây dựng các mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả để được đánh giá, công nhận mô hình điển hình, nhân rộng đạt tiêu chí, chỉ tiêu xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; định kỳ tổ chức sinh hoạt, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đối với đội ngũ, lực lượng làm công tác này; trong hoạt động có phân công từng cá nhân phụ trách lĩnh vực, công việc, tiêu chí, chỉ tiêu phù hợp, đảm bảo phối hợp thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.
       Sáu là, Kịp thời dự toán, đề xuất cấp kinh phí đảm bảo cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo, sơ kết, tổng kết; kịp thời biểu dương, khen thưởng, phê bình nhắc nhở khắc phục những tồn tại, hạn chế đối với công tác hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật./.

                                                                                                   Hoàng Tâm

 
TIN LIÊN QUAN
1 2 3 4 5  ... 

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Chịu trách nhiệm chính: Ông Lâm Sáng Tươi - Giám đốc Sở Tư pháp - Trưởng Ban Biên tập
Cơ quan trường trực: Sở Tư pháp tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ: Số 4, đường Lê Thánh Tôn, P2, TPTV, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3866409   Email: pbgdpltravinh@travinh.gov.vn

Thống kê truy cập
  • Đang online:
  • Hôm nay:
  • Trong tuần: 307
  • Tất cả: 450821